Gỏi tôm mực Thanh Trà hấp dẫn cùng bánh phồng chiên
Gỏi tôm mực Thanh Trà nổi tiếng ngọt thanh, cay nồng. Cũng bởi vị the mát của bưởi, dai giòn của mực, thơm ngọt của tôm, ăn kèm bánh phồng thì ngon biết mấy. Khi kết hợp bánh phồng tôm, bánh phồng cá vừa chiên giòn béo, sẽ làm kích thích thêm khẩu vị món gỏi xứ Huế này.
Thanh Trà Thủy Biểu đặc sản TP Huế
Thưởng thức Thanh Trà ngon tới mức nào
Nguyên liệu cho món gỏi hải sản gồm có
1. Sơ chế hải sản
2. Sơ chế rau củ
3. Chiên bánh phồng cá
4. Làm nước trộn gỏi
5. Thành phẩm
![]() |
Gỏi tôm mực Thanh Trà kết hợp bánh phồng chiên |
Gỏi Thanh Trà đi vào lịch sử ẩm thực Huế
Thành phố Huế không chỉ nổi tiếng với những kiến trúc lăng tẩm cổ kính, nhịp sống chậm rãi, đầy lãng mạn mà mỗi du khách đến với Huế luôn vô cùng ấn tượng với nét ẩm thực cung đình độc đáo nơi đây. Chẳng thế mà ẩm thực Huế còn được ví von là cái nôi của ẩm thực Viêt. Trong số những đặc sản Huế, bên cạnh những loại bánh mặn như bánh bột lọc. bánh ram ít, bánh bèo, bánh chén,… hay bún bò, hủ tiếu,… gỏi mực khô thanh trà cũng là một món ăn rất đặc sắc và rất “Huế” được làm từ mực khô và quả thanh trà nơi đây.
Phân biệt Thanh trà Huế và Thanh trà Nam bộ
Ở Việt Nam có hai loại thanh trà là thanh trà Huế và thanh trà Nam Bộ. Hai loại quả này tuy có cái tên giống nhau nhưng thực chất lại là hai loại quả hoàn toàn khác biệt từ dáng hình, hương vị cho đến cả nguồn gốc.
Nếu như trái thanh trà Nam Bộ là loại quả thuộc họ cam quýt, quả màu cam vàng, nhỏ, khi chín có vị ngọt, thì thanh trà Huế lại thuộc họ bưởi, kích thước lớn hơn hẳn, lớp vỏ mịn màng, căng nhẵn, khi chín có màu vàng nắng nhưng không quá rực rỡ mà hơi xanh xanh đầy dịu dàng.
Vị quả thanh trà Huế cũng như cái tên và cái vẻ ngoài của nó, để lại một dấu ấn rất đỗi dịu dàng cho bất kì ai từng nếm thử. Ăn một múi thanh trà nơi đây, bạn sẽ cảm nhận hương vị chua chua ngọt ngọt và đặc biệt là cái thanh mát mà không một loại hoa quả nào có được.
Từng tép thanh trà, tuy không mau nước như những loại bưởi khác nhưng chỉ cần vị thanh thanh đặc biệt ấy thôi cũng đủ đánh bay cái nóng oi ả giữa ngày hè.
Thanh Trà Thủy Biểu đặc sản TP Huế
Thanh trà trồng ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, điển hình như các vùng Thủy Biều (Thành phố Huế), Phong Thu (huyện Phong Điền), Hương Vân (thị xã Hương Trà), Dương Hòa (thị xã Hương Thủy). Trong đó, thanh trà Thủy Biều được đánh giá là thơm ngon hơn cả.
Thanh trà không chỉ thơm ở những múi ruột của trái, mà thơm từ vỏ quả cho tới lá, hoa. Nhiều người nhận xét vị ngon đặc biệt của quả bắt nguồn từ sự đan xen giữa hạn hán, bão lũ và mưa dầm xứ Huế cộng với chất đất bãi bồi và nguồn nước sông Hương mát lành. Vì thế nên mới tổng hòa được vị quả ngon đặc trưng, khó lẫn.
Thanh trà ngon là những trái vỏ mỏng, láng bóng và mang màu nắng. Nhờ ít nước nên thanh trà Huế có thể để dành ăn vài ba tháng. Để càng lâu, quả càng ngọt, hương vị đậm đà gần như vẫn được giữ vẹn nguyên.
Ngoài ăn quả tươi, người xứ Huế còn dùng thanh trà làm các món gỏi, đặc biệt là gỏi mực khô, gỏi tôm... Riêng để làm món gỏi mực khô, người ta đem mực khô nướng xé tơi cho vào chảo, đảo qua lấy hơi nóng, tiếp đó cho thanh trà đã tách tép vào. Hỗn hợp trộn đều cùng với chút nước mắm chanh ớt tỏi là đã có một món ăn thanh nhã, đượm vị, đậm chất Huế.
Thưởng thức gỏi Thanh Trà
Những tép thanh trà ngọt dịu, thanh mát trộn đều với những sợi mực khô dai ngọt xé dày tơi, được thấm đẫm trong nước mắm chanh tỏi được pha một cách hoàn hảo mang lại một hương vị chua chua ngọt ngọt, vừa thanh thanh lại vừa mằn mặn, vừa mọng nước, lại vừa dai dai. Hai vị một ngọt một mặn của thanh trà và mực khô tuy khác biệt mà khi kết hợp lại hài hòa đến lạ kì. Chỉ cần ăn một đũa nhỏ, bạn sẽ không thể nào quên được vị ngon tuyệt vời ấy.
Hai vị một ngọt một mặn của thanh trà và mực khô tuy khác biệt mà khi kết hợp lại hài hòa đến lạ kì trong món gỏi thanh trà mực khô Huế
Không chỉ thơm ngon mà gỏi thanh trà mực khô còn có giá trị dinh dưỡng cao bởi hàm lượng dưỡng chất trong mực khô. Theo các báo cáo khoa học, mực khô được xem là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đối đáng kể. Cụ thể, 100g mực khô tương đương với 291 calories, bao gồm 32,6g nước, 60,1g chất đạm, 4,5g chất béo, 2,5g chất đường cùng một số khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt, kẽm, mangan, selen… và hormone testosterone ở nam giới.
Nguyên liệu cho món gỏi hải sản gồm có
- Mực: 100 gam (Mực ống hoặc mực lá)
- 50gram Bánh phồng cá linh hay bánh phồng cá thát lát đều được.
- Tôm sú: 100 gam
- Ngao (Nghêu): 200 gam
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Cà rốt: 1 củ
- Đỗ que: 50 gam
- Dưa chuột: 50 gam
- Vừng rang: 30 gam
- Chanh: 2 quả
- Gia vị: Nước mắn, đường, giấm
1. Sơ chế hải sản
Mực sơ chế sạch, đem luộc chính rồi thái khoanh vừa.
Tôm bạn đem luộc chín rồi bóc vỏ, phần đầu bỏ đi, giữ nguyên đuôi để cho đẹp mắt.
Ngao bạn đem ngâm với nước muối loãng khoảng 2- 3 tiếng cho nhả hết bùn đất rồi đem hấp chín. Vì làm gỏi không dùng đến nước nên bạn hấp thì ngao sẽ được ngọt hơn nhé
2. Sơ chế rau củ
Hành tây bỏ vỏ, bổ đôi rồi thái sợi mỏng, cà rốt gọt vỏ thái sợi nhỏ.
Đậu que thái khúc, dưa chuột bỏ ruột thái lát mỏng.
Đem đậu cô ve, cà rốt, dưa chuột ngâm với nước giấm pha thêm chút đường để khoảng 20 phút cho giòn. Sau đó vớt ra vắt thật khô nước nhé.
3. Chiên bánh phồng cá
4. Làm nước trộn gỏi
3 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, nước cốt chanh và 1 thìa canh tương ớt đem trộn đều với nhau cho đường tan hết
5. Thành phẩm
Thưởng thức gỏi thanh trà ăn kèm bánh phồng cá. Nguyên liệu đã sơ chế xong, bây giờ bạn chỉ cần trộn đều tất cả các nguyên liệu vào với nhau hoặc bạn có thể bày rau, hải sản ra đĩa rồi rưới nước trộn gỏi lên trên, rắc lên một ít vừng rang đến khi ăn trộn đều lên cũng được, đừng quên chiên thêm đĩa bánh phồng cá giòn tan ăn kèm nhé!